Tất tần tật về nghề kế toán bạn cần biết

Kế toán là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong cơ cấu của tổ chức, doanh nghiệp. Vậy kế toán là gì ? Chức năng và nhiệm vụ của kế toán là thế nào ? Hãy cùng Nhân Kiệt tìm hiểu thêm các thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

1. Định nghĩa kế toán

Theo chuẩn mực kế toán thì kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước, cũng như từng tổ chức, xí nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu, kế toán là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2. Chức năng nhiệm vụ của kế toán

– Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác như: giám sát, thực hiện các khoản thu chi, tiền gửi ngân hàng, tính toán giá thành sản xuất, kiểm tra và lập nhập kho hàng mua, xuất kho bán hàng, tính lương nhân viên…

– Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, ghi vào sổ kế toán để theo dõi một cách có hệ thống sự biến động của tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

– Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán (Báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị), phân tích tài chính từ các số liệu kế toán đê tư vấn cho người ra các quyết định (Giám đốc, kinh doanh, nhà đầu tư…)

– Thực hiện các công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp: kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và các loại thuế khác hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

3. Yêu cầu của kế toán

– Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

– Kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

– Phản ảnh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

– Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán. Số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán kỳ trước.

– Phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.

4. Đối tượng kế toán

4.1 Khái niệm

Đối tượng kế toán là đối tượng mà kế toán cần phản ánh. Đó là sự hình thành, và sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Tài sản và sự biến động của tài sản hoàn toàn có thể tính ra bằng tiền. Do vậy để dễ hiểu, ta có thể nói tất cả những gì thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị có thể biểu hiện dưới hình thức tiền tệ đều là đối tượng mà kế toán cần phản ánh.

Các loại tài sản nói trên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được phân thành các loại chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

4.2 Đối tượng kế toán theo Luật kế toán

Theo Điều 8 Luật Kế toán 2015 đã nêu ra 4 loại đối tượng kế toán:

– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước.

– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định.

–  Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh.

– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính.

5. Các công việc của kế toán

Ở mỗi loại hình kế toán khác nhau sẽ đảm nhận những công việc khác nhau, nhưng về cơ bản, công việc của một kế toán sẽ bao gồm:

– Thu thập thông tin: Thu thập thông tin một cách rõ ràng, chi tiết về hoạt động kinh doanh, tài chính phát sinh mỗi ngày. Từ đó đưa vào chứng từ kế toán ở dạng phiếu chi tiền, phiếu nhập – xuất kho, các hóa đơn bán hàng.

– Kiếm soát tài chính: Kiểm tra và đảm bảo chính xác các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của công ty.

– Ghi sổ sách: Cập nhật và ghi chép các giao dịch tài chính của công ty vào các sổ sách.

– Kiếm soát chứng từ kế toán: Kiểm soát các chứng từ liên quan đến hoạt động thu – chi phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp.

– Quản lý ngân sách: theo dõi các khoản chi tiêu và thu nhập, đưa ra các dự báo tài chính và dự toán chi tiêu.

– Phân tích tài chính: Phân tích các số liệu tài chính để đưa ra quyết định về đầu tư, dự án và chiến lược kinh doanh của tổ chức.

–  Quản lý rủi ro tài chính: Đánh giá và quản lý rủi ro tài chính của công ty, bao gồm rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, gian lận nội bộ và rủi ro khác liên quan đến tài chính.

– Lập báo cáo tài chính: Tổng hợp số liệu, lập báo cáo chi tiết trình lên ban lãnh đạo.

6. Kỹ năng cần có để trở thành kế toán

– Có kiến thức chuyên môn về kế toán và tài chính.

– Kỹ năng phân tích và đánh giá, xử lý số liệu.

– Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán.

– Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

– Kỹ năng giải quyết vấn đề.

– Kỹ năng tư duy logic

– Kỹ năng quản lý thời gian.

– Tính cẩn thận và tỉ mỉ.

– Kỹ năng ngoại ngữ.

7. Các loại kế toán hiện nay

7.1 Kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng là những người thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ghi chép các nghiệp vụ bán hàng, bao gồm ghi hóa đơn, quản lý sổ chi tiết doanh thu bán hàng và lập báo cáo bán hàng. Công việc này đóng vai trò trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ.

7.2 Kế toán tài chính

Kế toán tài chính có trách nhiệm thu thập, phân tích và cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

7.3 Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ dữ liệu trên sổ kế toán, từ chi tiết đến tổng thể. Bao gồm ghi chép, phân tích, phản ánh và thống kế tất cả các số liệu, dữ liệu, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

7.4 Kế toán thanh toán

Kế toán thanh toán là bộ phận thực hiện các công việc thanh toán của doanh nghiệp bao gồm lập chứng từ thu, chi, kiểm soát các hoạt động thu ngân và theo dõi quản lý quỹ tiền mặt.

7.5 Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là bộ phận quản lý các vấn đề liên quan đến ngân hàng như ghi nhận, phân tích và xử lý các nghiệp vụ ngân hàng khi phát sinh giao dịch.

7.6 Kế toán công nợ

Kế toán công nợ là một mảng nhỏ so với các kế toán khác. Vì vậy, ở các doanh nghiệp nhỏ, bộ phận này sẽ do kế toán tổng hợp đảm nhiệm.

7.7 Kế toán theo dõi hàng tồn kho

Kế toán theo dõi hàng tồn khi là bộ phận thực hiện các công việc như lập hóa đơn, chứng từ để theo dõi những vấn đề liên quan đến kho chứa hàng của doanh nghiệp, nguyên vật liệu, xuất, tồn kho.

7.8 Kế toán tài sản cố định

Kế toán tài sản cố định là bộ phận thực hiện các công việc như kiểm kê, đánh giá tài sản cố định của Nhà nước, từ đó lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp.

7.9 Kế toán doanh thu

Kế toán doanh thu thực hiện các công việc thống kê, tổng hợp lại các chứng từ bán hàng, rà soát tình hình tài chính của khách hàng. Họ thực hiện các công việc như lập báo cáo doanh thu, bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, kiểm tra số lượng hàng hóa,…

7.10 Kế toán thuế

Kế toán thuế là bộ phận thực hiện các công việc như sắp xếp, xử lý, lưu trữ các hóa đơn, chứng từ, lập bảng báo cáo thuế theo mỗi tháng/ quý, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thuế của doanh nghiệp.

7.11 Kế toán chi phí

Kế toán chi phí có nhiệm vụ ghi chép, phân loại các chi phí liên quan đến một quy trình nhằm kiểm soát hoạt động thu – chi.  Một số công việc thống kê chi phí sản xuất, kiểm soát tình hình thực hiện các mức phí về nhân công, vật tư,…

7.12 Kế toán tiền lương

Kế toán tiền lương là bộ phận chịu trách nhiệm tính toán, quản lý và hạch toán tiền lương cùng các khoan trích theo lương, thông qua dữ liệu từ bảng chấm công, các giấy tờ liên quan đến thu nhập của người lao động, thanh toán lương, các chế độ bảo hiểm, việc này đảm bảo sự cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo độ chính xác bảo vệ quyền lợi người lao động.

8. Những chứng chỉ mà kế toán nên có

– CMA (Certified Management Accountant)

– ICAEW (Institute of Chartered Account in English and Wales)

– ACCA (Association of Chartered Certified Accountants)

– CPA (Certified Public Accountants)

– CFA (Chartered Financial Analyst)

– CIA (Certified Internal Auditor)

– CIMA (Chartered Institute of Management Accountants)

Trên đây là những thông tin liên quan đến nghề kế toán mà Nhân Kiệt muốn gửi đến bạn. Hi vọng rằng, những kiến thức hữu ích giúp bạn có thể hiểu thêm và yêu thích nghề này.