Những lưu ý và nguyên tắc khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp tránh nguy cơ bị mất, bị làm dả, tổn hại đến bộ mặt thương hiệu trong lòng công chúng. Dưới đây là những lưu ý và nguyên tắc cần tuân thủ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hãy cùng Nhân Kiệt tìm hiểu nhé.

1. Khái niệm để phân biệt nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại

– Nhãn hiệu (trademark) là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những thứ nhìn thấy được bao gồm từ, ngữ, cụm từ, logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc.

Nhãn hiệu là tài sản hữu hình và được ví như thể xác của doanh nghiệp. Được đăng ký và do cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận dựa trên hệ thống pháp luật của quốc gia.

– Thương hiệu (brand) là một ký tự, một cái tên, thuật ngữ, hoặc dấu hiệu bất kỳ giúp mọi người nhận thức về công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân tổ chức nào đó. Thương hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, đã bao gồm nhãn hiệu và được người tiêu dùng công nhận. Chính vị vậy, nó -được ví như linh hồn của doanh nghiệp.

– Tên thương mại (trade name) là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh thương mại, có khả năng phân biệt được với tổ chức cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và cùng khu vực kinh doanh.

2. Những nguyên tắc khi đặt tên nhãn hiệu

Để tránh mất thời gian trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với nhà nước, doanh nghiệp cần phải nắm vững những nguyên tắc trong việc đặt tên nhãn hiệu tránh trùng lặp, hoặc sử dụng những yếu tố vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục, văn hóa tín ngưỡng.

Tên nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

– Tên nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông.

– Không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn.

– Ý nghĩa của nhãn hiệu được lựa chọn không không có ý nghĩa nào ngoài mong muốn hoặc tiêu cưc trong bất kỳ ngôn ngữ nào liên quan đến thị trường trong nước và xuất khẩu.

– Cần kiểm tra sự tồn tại của tên miền giống với nhãn hiệu đã được tạo ra hoặc lựa chọn.

– Hình ảnh trên nhãn hiệu không có hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

– Không chứa biểu tượng, tên viết tắt, tên đầy đủ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và quốc tế nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

– Không được có tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân Việt Nam và nước ngoài.

– Không dùng dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không sử dụng, trừ trường hợp tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

– Doanh nghiệp không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

– Nhãn hiệu không được công thức, chữ cái, hình học,… hoặc mô tả sản phẩm dịch vụ, công dụng, tính năng sản phẩm.

3. Vai trò và quyền lợi bảo hộ nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp

3.1 Vai trò của nhãn hiệu

– Đóng vai trò then chốt trong các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho sẩn phẩm của công ty.

– Giúp chủ thể kinh doanh phân biệt sản phẩm của họ với các chủ thể khác.

– Nâng tầm hình ảnh công ty so với đối thủ cạnh tranh và xây dựng niềm tin với khách hàng, người tiêu dùng.

– Là động lực khuyến khích công ty trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.2 Quyền lợi bảo hộ nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp

Viêc bảo hộ nhãn hiệu thông qua việc đăng ký mang lại những lợi ích sau:

– Độc quyền: đăng ký tạo ra độc quyền cho chủ sở hữu đã đăng ký ngăn không cho các bên thứ ba tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ giống hệt hoặc tương tự dưới một nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tụ đến mức gây nhầm lẫn.

– Thực thi: các nhãn hiệu đã đăng ký dễ thực thi hơn vì mang một quyền sở hữu có căn cứ. Ngoài ra, một số quốc gia áp dụng hệ thống cho phép cơ quan hải quan kiểm tra và thu giữ hàng giả xâm phạm quyền với nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

– Nhãn hiệu là tài sản lâu dài nhất của doanh nghiệp

– Nhãn hiệu có thể được bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng

– Giá trị tài chính: một nhãn hiệu được bảo hộ có thể xin tài trợ từ các tổ chức tài chính.

4. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Việt Nam tham gia Công ước Paris về Sở hữu Công nghiệp, theo đó trong trường hợp có hai hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức cùng nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu cho cùng một hàng hóa, dịch vụ thì chỉ duy nhất cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn đầu tiên mới được xem xét bảo hộ.

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước luật quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà nước ta cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như Việt Nam.

– Người nộp đơn là công dân Việt Nam.

– Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.

– Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

5. Ý nghĩa của chữ R, TM, C với sản phẩm dịch vụ

– TM (Trademark): nghĩa là nhãn hiệu. Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

+ Một nhãn hiệu chưa được đăng ký cũng có thể được doanh nghiệp gắn TM lên đó. Vậy nên khi có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng TM sẽ không được bảo vệ quyền lợi.

– R (Registered): nghĩa là đã được đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước nhưng chưa được cấp bản quyền.

– C (Copyrighted): nghĩa là bản quyền, đã bao gồm quyền sử dụng và quyền sở hữu với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Nghiêm cấm tất cả tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu.

Nếu như Trademark và Registered được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh thì Copyright áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, người tạo ra sản phẩm, ý tưởng,…

Trên đây là những thông tin mà Nhân Kiệt muốn chia sẻ đến bạn trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu bạn đọc còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin bên dưới.