Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp tùy vào đặc thù ngành

Thuế là khoản nộp ngân sách nhà nước mà bắt buộc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp theo quy định luật thuế. Trong đó có một số loại thuế phải nộp mang tính chất đặc thù. Hãy cùng Nhân Kiệt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước dựa trên việc sử dụng hoặc khai thác các tài nguyên thiên nhiên sở hữu hoặc sử dụng trong quá trình kinh doanh. Thuế tài nguyên áp dụng cho các loại tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, nước, gỗ, hay các tài sản thiên nhiên khác.

– Thuế tài nguyên doanh nghiệp nộp trong kỳ:

 

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

x

Thuế xuất thuế tài nguyên

 

– Thuế tài nguyên theo mức được ấn định đối với từng loại tài nguyên:

 

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Thời hạn cuối cùng để nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên là ngày 2 của tháng tiếp theo đối vối tờ khai tháng. Đối với báo cáo quyết toán thuế tài nguyên hàng năm, thời hạn cuối cùng là ngày 90 sau ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

2. Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu (thuế XNK) là loại thuế gián thu nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất và nhập khẩu các loại hàng hóa được phép xuất khẩu và nhập khẩu theo quuy định pháp luật Việt Nam. Thuế XNK áp dụng cho cả việc xuất khẩu từ thị trường nội địa vào khu vực không thuộc khu vực thế quan và nhập khẩu từ khu vực không thuộc khu vực thuế quan vào thị trường nội địa.

 

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp

=

Số lượng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu trên tờ khai

x

Trị giá từng mặt hàng

x

Thuế suất

 

Thời hạn cuối nộp thuế xuất nhập khẩu là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan, trừ khi có trường hợp đặc biệt.

3. Thuế bảo vệ mội trường

Thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT) là một loại thuế gián thu nộp một lần cho Nhà nước nếu doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu các loại hàng hóa, sản phẩm có nguy cơ gây tác động tiêu cực đến môi trường quy định tại Luật Bảo vệ mội trường 2010.

 

Thuế BVMT

=

Số lượng hàng hóa tính thuế

x

Mức thuế tuyệt đối

Thời hạn nộp thuế BVMT có sự khác biệt tùy theo nguồn gốc hàng hóa:

– Với hàng hóa nội địa, doanh nghiệp sẽ khai thuế trực tiếp với cơ quan quản lý thuế.

– Với hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế ngay tại cơ quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.

4. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) là loại thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ có tính chất xa xỉ nhằm cân bằng, điều tiết mức độ sản xuất và tiêu dùng trên thị trường. Doanh nghiệp phải đóng thuế nếu đang tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế đặc biệt.

 

Thuế TTĐB

=

Giá thuế suất

x

Thuế suất

 

Thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ khai thuế TTĐB là vào ngày 20 của tháng tiếp theo sau khi nghĩa vụ nộp thuế phát sinh.

5. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một loại thuế trực thu, nếu doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh, xây dựng, đầu tư dự án.

Mức thuế suất thông thường cho loại thuế này là 0.03% trên tổng diện tích đất sử dụng.

 

Thuế SDĐPNN

=

Diện tích đất sử dụng

x

Giá tính thuế của 1m2

x

Thuế suất

 

Thời hạn nộp thuế SDĐPNN theo lịch năm là 31/12 của năm đó. Người nộp thuế có quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc chia thành hai lần trong năm.

6. Doanh nghiệp nộp thuế ở đâu

Doanh nghiệp có thể lựa chọn nơi nộp thuế sau:

– Nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế.

– Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng.

– Nộp gián tiếp thông qua thực hiện giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.

7. Những lưu ý khi thực hiện nộp thuế

Khi nộp thuế, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề để tuân thủ theo đúng quy định pháp luật và tránh những trường hợp phát sinh xảy ra:

– Tuân thủ quy định thuế.

– Xác định loại thuế đung cách.

– Sử dụng phần mềm kế toán và thuế.

– Tuân thủ thời hạn nộp thuế.

– Bảo lưu hồ sơ tài chính.

– Tìm hiều về các quy định thuế mới.

– Tư vấn với chuyên gia thuế.

– Giữ kỷ luật kế toán.