Kế toán là một trong những bộ phận không thể thiếu trong mọi tổ chức, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn. Việc quản lý tài chính một cách hiệu quả và chính xác là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển bền vững giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của nghề này nhé.
1. Quy trình kế toán là gì?
Quy trình kế toán là sự tổng hợp các bước tương ưng với các công việc kế toán được thực hiện liền kề nhau. Quy trình này có mối liên hệ chặt chẽ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban khác nhau và được thực hiện theo một quy trình nhất định.
Các nghiệp vụ kế toán sẽ được thực thi dựa trên quyền hạn, trách nhiệm, mức độ quan trọng trong doanh nghiệp. Bộ phận kế toán trong doanh nghiệp cần nắm rõ về quy trình để thực hiện và áp dụng vào thực tế để xử lý nhanh các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.
2. Quy trình làm việc của kể toán trong doanh nghiệp
Quy trình làm việc của kế toán trong doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo các bước sau:
2.1 Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
– Bộ phận kế toán sẽ thực hiện tổng hợp các công việc, hành động mua bán và phát sinh tài chính của doanh nghiệp mỗi ngày.
– Các phòng ban khi có phát sinh tài chính cần tiến hành lập chứng từ gốc theo đúng quy định.
– Một số nghiệp vụ cần phát sinh chứng từ gốc như: tiền bảo hiểm cho nhân viên, tiên mua văn phòng phẩm trong 3 tháng,…
2.2 Lập chứng từ gốc dựa trên căn cứ đã tổng hợp
Các phòng ban lập chứng từ gốc khi có phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Chúng từ gốc là bằng chứng và là căn cứ pháp lý để kế toán thực hiện việc ghi nhận các giao dịch vào các phương tiện để kiểm tra tính hợp pháp.
2.3 Xử lý kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc
Các phòng ban sẽ chuyển chứng từ gốc về phòng kế toán để xác minh tính đúng đắn và chính xác của chứng từ. Sau đó bộ phận kế toán sẽ đưa chứng từ gốc trình lên kế toán trưởng xét duyệt nhắm mục đích phát hiện và hạn chế những sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.
2.4 Tiến hành ghi sổ sách kế toán
Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập chứng từ kế toán gốc hoàn chỉnh, nhập liệu lên hệ thống, ghi chép vào sổ kế toán chi và lưu trữ lâu dài.
2.5 Sắp xếp chứng từ kế toán
Các chứng từ kế toán sẽ được sắp xếp theo thời gian hoặc theo phòng ban. Việc sắp xếp như vậy đảm bảo khoa học, hệ thống sẽ giúp kế toán tránh sai sót và việc tìm kiếm chứng từ sẽ dễ dàng nhanh chóng hơn.
2.6 Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển
Để khóa sổ kế toán nhân viên kế toán cần thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển. Đây là nghiệp vụ kế toán tổng hợp dữ liệu hàng tháng qua các bít toán tổng kết hàng ngày. Từ đó, kế toán có thể xác định được số dư nguồn vốn, lỗ lãi trong kỳ của doanh nghiệp.
2.7 Khóa sổ kế toán và xác định số dư
Nhân viên kế toán sẽ tổng hợp toàn bộ chứng từ đã được kiểm duyệt và hoàn thiện bút toán để lên sổ cái kế toán và khóa lại, không thể sửa đổi và bổ sung. Đây là căn cứ đảm bảo chính xác để lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
2.8 Lập bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh được lập dựa vào số liệu từ sổ cái và sổ chi tiết, đây là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình kế toán của doanh nghiệp. Nhờ đó, báo cáo tài chính được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.
2.9 Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế
Trong quy trình kế toán, đây là công đoạn cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất đó là báo cáo tài chính và quyết toán thuế. Việc này đòi hỏi người làm phải có nghiệp vụ, chuyên môn phức tạp, kỹ năng xử lý tình huống tốt.
Khi lập báo cáo tài chính cần dựa vào 4 biểu mẫu như sau:
– Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
– Bảng cân đối kế toán.
– Thuyết minh báo cáo tài chính.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Đây là những kiến thức về quy trình kế toán mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bạn có thể vận dụng những kiến thức này để áp dụng vào công việc một cách tốt nhất.